Lắp đặt cửa kính: Dụng cụ và các bước thực hiện

Lắp đặt cửa kính là nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là loại cửa được đánh giá có độ bền cao, an toàn và đặc biệt giúp mở rộng không gian hiệu quả. Làm sao để lắp đặt cửa kính chuyên nghiệp, bền đẹp? Hãy cùng NETDOOR tìm hiểu ngay sau đây.

Lắp đặt cửa kính cần những dụng cụ nào?

Những dụng cụ chuyên dụng sẽ giúp cho việc lắp đặt cửa kính trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Do vậy, để hoàn thiện bộ cửa kính, bạn đừng quên những dụng cụ và phụ kiện sau:

Dụng cụ

Đây là những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho việc lắp cửa kính. Nó đảm bảo khoan, cắt kính hay bắt vít được chắc chắn và dễ dàng. Những dụng cụ lắp cửa kính không thể thiếu bao gồm:
  • Máy khoan cắt bê tông.
  • Máy bắt vít để cố định kính.
  • Búa đinh.
  • Súng bắn keo, bắn silicon.
  • Các loại thước đo như thước dây, thước tam giác.
  • Dao, kìm.
  • Giá đỡ.
  • Đồ dùng bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, kính …

Phụ kiện kính

Cửa kính cường lực hoàn chỉnh bao gồm nhiều phụ kiện đi kèm. Nó có tác dụng nâng đỡ, gắn kết cửa kính bền vững. Ngoài ra còn giúp mang đến sự tiện ích, sang trọng cho cửa kính. Các phụ kiện kính bao gồm:
  • Bản lề sàn, với cửa kính cường lực người ta thường dùng bản lề âm sàn bởi khả năng chịu tải trọng lớn.
  • Bộ kẹp kính: kẹp trên, kẹp dưới, kẹp góc, ty chế, kẹp khóa, kẹp ty … Có tác dụng cố định tấm kính bền chác, ngăn ngừa sự xô lệch.
  • Tay nắm cửa kính: Giúp việc đóng, mở cửa dễ dàng hơn.
  • Khóa cửa kính: Đảm bảo an toàn, ngăn ngừa sự đột nhập của kẻ gian.
Phụ kiện cửa kính
Phụ kiện cửa kính

Các bước lắp đặt cửa kính

Lắp cửa kính là công việc không quá phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo tính chuyên nghiệp và thẩm mỹ, bất cứ một đơn vị thi công cửa kính nào cũng thực hiện các bước lắp đặt cửa kính như sau:

Khảo sát thực tế công trình

Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm công trình thi công. Đây là cơ sở để tính toán kích thước, loại bỏ chướng ngại vật… Điều này giúp quá trình lắp đặt cửa kính trở nên thuận tiện hơn.

Lắp bản lề sàn

Bản lề cửa kính thủy lực thường dùng loại âm sàn. Nghĩa là chúng được đặt dưới đất sao cho bề mặt bản lề bằng với bề mặt của sàn nhà. Phụ kiện này giúp cố định cửa kính và tham gia trực tiếp vào quá trình đóng mở cửa. Các loại bản lề sàn hiện nay có góc mở rất linh hoạt, có thể đóng mở được từ 2 phía.
Để lắp đặt bản lề cần đo kích thước của nó và thực hiện cưa mặt sàn chuẩn với kích thước bản lề đã đo.
Xem thêm:

Lắp trục xoay

Sau khi cố định bạn lề sàn, việc tiếp theo là lắp trục xoay cho cửa kính thủy lực. Trục xoay được lắp đồng tâm từ trên xuống dưới và đảm bảo đúng vị trí của nó trên khung cửa.

Lắp đặt cửa kính – Bộ kẹp kính

Như phân tích ở trên, bộ kẹp kính bao gồm nhiều loại khác nhau. các loại kẹp kính gồm kẹp trên, kẹp dưới, kẹp khóa, kẹp góc, kẹp ty, ty chế …Nó có tác dụng giúp định vị các bộ phận liên kết khác. Vì vậy khi lắp đặt kẹp kính cần sử dụng loại bút định vị để thao tác chính xác hơn. Kẹp kính cần lắp ăn khớp với bản lề sàn và có độ chính xác cao. Đây là yếu tố cần và đủ để cố định cửa kính, giúp cửa kính không bị xô lệch.

Lắp dựng cánh cửa kính thủy lực

Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, thì người thợ sẽ tiến hành lắp cánh cửa. Công đoạn này cần sự giúp sức của mọi người và chú ý cẩn thận để tránh làm vỡ kính. Lắp cửa kính vào các góc theo đúng kỹ thuật và tra từng khớp cửa vào đúng bản lề.

Kiểm tra và vệ sinh cửa kính

Kết thúc quá trình lắp đặt, bạn cần kiểm tra kết quả lắp đặt bằng cách đóng mở cửa. Sau khi hoàn thiện cửa kính, nên vệ sinh cửa sạch sẽ bằng khăn mềm hoặc giấy báo, để tránh trầy xước mặt kính.
Các bước lắp đặt cửa kính trên đây sẽ giúp bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc. Tuy nhiên để đảm bảo thao tác thi công chuyên nghiệp, cửa kính bền đẹp, hãy liên hệ các đơn vị lắp đặt uy tín như NETDOOR để được hỗ trợ.
Xem ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.