Kính cường lực: Độ dày và thông số chuẩn an toàn

Kính cường lực ngày càng trở thành một vật liệu quan trọng, không thể thiếu trong xây dựng hay trong trang trí nhà cửa. Tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng để có thể chọn được kích thước, độ dày kính phù hợp. Bài viết sau đây của sẽ chia sẻ cho bạn về vấn đề này!

Xem thêm:

Kiính cường lực: Đặc diểm và thông số chuẩn

1. Kính cường lực và đặc tính của nó

Trong những năm gần đấy, nhu cầu sử dụng kính ngày càng cao. Vậy sản phẩm này có những đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1.1. Về mặt kỹ thuật

Đây là một loại kính an toàn và có độ chịu lực cao. Nó trải qua quá trình sản xuất rất đặc biệt. Loại kính này đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Được xử lý thông qua lò nhiệt khoảng 700 độ C. Sau đó sử dụng phương pháp làm nguội nhanh đột ngột với khí nén. Mục đích là để tạo sức căng của bề mặt để có thể tăng được khả năng chịu lực.

1.2. Về mặt chất lượng

Với phương pháp sản xuất đặc biệt mà loại kính này có những đặc tính:

  • Độ dày kính chuẩn
  • Sản phẩm giữ được nguyên vẹn các các đặc điểm của nó. Cụ thể là về truyền sáng hay là truyền nhiệt của loại kính thông thường.
  • Có khả năng chịu được lực gấp 4-5 lần so với kính thông thường. Tuy nhiên, được so sánh cùng loại, cùng kích thước và độ dày kính.
  • Khi kính vỡ sẽ tạo thành các hạt kính nhỏ tròn, không có sắc nhọn. Vì vậy mà nó không gây sát thương nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Là loại kính có thể chịu được sốc nhiệt tốt với thay đổi nhiệt độ đột ngột đến 1500 độ C mà không hề bị vỡ.

2. Các thông số kính cường lực

Kính thường được sản xuất hay điều chỉnh theo các thông số sau:

  • Tiêu chuẩn kính là loại kính tôi và sau đó không thể cắt, khoan hay là mài cạnh.
  • Các công tác như khoan lỗ, khắc, cắt hay là xử lý cạnh kính thì phải được thực hiện trước khi tôi.
  • Độ dày kính cường lực tiêu chuẩn là 4 mm – 24 mm. Nhưng khổ 12mm và 10mm là phổ biến nhất.
  • Đường kính của lỗ khoan ngay trên kính không thể nhỏ hơn so với chiều dày của kính. Nếu như nhỏ hơn thì cần phải tham khảo nhà sản xuất.
  • Mặt khác, nếu như tổng diện tích của lỗ khoan vượt quá 1/6 so với diện tích bề mặt. Hoặc là nếu như kính có từ 5 lỗ khoan trở lên ở trên mặt của một tấm kính thì cần tham khảo ngay ý kiến của nhà sản xuất.

 

Hệ thống tiêu chuẩn của loại kính cường lực như sau:

TCVN 7455: Việt Nam
BS 6206 là của Anh.
ANSI Z97.1 của Mỹ.
ECE R43 là của Châu Âu
AS/NZS 2208 là của Úc – Newzealand

Bạn có biết:

6 cách phân biệt kính thường và kính cường lực đơn giản nhất

3. Độ dày kính cường lực tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Khổ kính dạng phẳng Khổ kính dạng cong
Độ dày kính cường lực (mm) Kích thước của khố nhỏ nhất (mm) Kích thước của khố lớn nhất (mm)
  •  Với R >= 550
  1. Khổ kính nhỏ nhất sẽ là: 400×500
  2. Loại có khổ kính lớn nhất: 1000×1800
3 200×300 1829×2438
4 100 x 300 1829 x 2438
5 100 x 300 2134 x 3048
6 100 x 300 2134 x 3048
8 100 x 300 2134 x 3048
  • Với R >= 1600
  1. Khổ kính nhỏ nhất của kính cường lực: 600×600
  2. Khổ kính lớn nhất sẽ là: 3000×3600
10 100 x 300 2438 x 3658
12 100 x 300 2438 x 3658
15 100 x 300 3000 x 6000
19 100 x 300 3000 x 6000

Cho đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam sản xuất đến kích thước lớn nhất là 2700x4876mm. Còn đối vớ những kiểu có kích thước lớn hơn thì phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.

Việc chọn độ dày kính không những đem lại sự an toàn mà còn đem lại thẩm mỹ và tiết kiệm được chi phí. Do đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn kính cường lực sao cho phù hợp.

Tư vấn:

Nên chọn vách ngăn nhôm kính hay vách ngăn thạch cao? Những điều người dùng cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.